Chuyển tới nội dung

[2022] Bí kíp | Cẩm nang kinh doanh giày dép cho người mới khởi nghiệp

Cẩm nang kinh doanh giày dép cho người mới khởi nghiệp

Cẩm nang, kinh nghiệm kinh doanh giày dép cho người mới khởi nghiệp !!!

Đời sống phát triển, nhu cầu ăn mặc đẹp, hợp mốt ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không khác gì ăn uống, vui chơi hay nghỉ ngơi. Kinh doanh các mặt hàng thời trang luôn là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên nguồn lợi lớn thì sẽ có nhiều người tham gia, đó là quy luật tất yếu. Thị trường kinh doanh các mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép, phụ kiện luôn luôn sôi động, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công.

Để kinh doanh tốt thì bạn cần chọn cho mình một mặt hàng phù hợp. Kinh doanh quần áo có thể nói là một chiếc bánh ngon nhưng bị quá nhiều người nhảy vào chia phần, đã bão hòa, khi quá nhiều shop quần áo mọc lên như nấm, và cũng có chiến lược kinh doanh rất bài bản, giá cả ngày càng phải đi xuống để cạnh tranh. Trong khi đó thì miếng bánh kinh doanh giày dép lại ít người ăn hơn hẳn, dù không hề kém ngon. Để hình dung rõ nhu cầu của thị trường này rộng lớn như thế nào, có thể làm nhìn vào thực tế đơn giản:

Khi trẻ em còn đi học cha mẹ thường sắm cho con ít nhất từ 2-3 đôi dép để đến trường hay đi chơi. Có không ít bậc phụ huynh có sở thích mua những bộ cánh, giày dép đáng yêu để diện cho con nên con số thật có thể lớn hơn hẳn. Đến khi trưởng thành, hoặc đi làm hoặc học đại học thì ai cũng sắm tối thiểu 1-2 đôi để mang khi bước một giai đoạn mới trong cuộc sống, cần vẻ ngoài chỉn chu hơn. Trong thời gian mang hầu như ai cũng phải mua mới ít nhất1-2 đôi giày dép để thay đổi, hoặc thế cho những đôi đã cũ hoặc hư hỏng. Chưa kể giày dép trong cuộc sống hiện tại còn trở thành sở thích của không ít người, họ sẵn sàng bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng để rinh về những đôi giày yêu thích, có khi chả cần mang mà chỉ để trưng bày và ngắm nhìn cho thỏa nỗi lòng sưu tập thôi.

Nhu cầu thì ai cũng phải đồng ý là rất lớn, nhưng không phải ai bắt đầu kinh doanh giày dép cũng thành công. Vậy thì đâu là chìa khóa thành công trong một thị trường cạnh tranh và đầy ắp các mặt hàng từ thương hiệu, xa xỉ đến bình dân rẻ tiền? Bài viết dưới đây sẽ là cẩm nang kinh doanh giày dép giúp các bạn tìm thấy câu trả lời. Những kinh nghiệm này có thể áp dụng với cả kinh doanh giày dép mới và secondhand.

Tìm ngun hàng cht lượng

Đầu tiên để kinh doanh giày dép thành công, vấn đề sản phẩm luôn là then chốt. Các bạn cần tìm được nguồn hàng chất lượng với giá thành phải hợp lý. Đối với mặt hàng giày dép thì kiểu dáng, mẫu mã là cực kì quan trọng. Mặc dù thị trường có rất nhiều nguồn sỉ hàng giày dép nhưng bạn cần phải lấy được tận gốc, tức lấy tại kho chứ không nên qua trung gian. Bởi vì giá thành cạnh tranh là cực kì quan trọng trong việc thu hút khách hàng mua sản phẩm nên lấy qua trung gian thì bạn vừa bỏ lỡ một lượng khách nhất định vừa bỏ thêm một mớ tiền vào túi người khác. Ngoài ra bạn còn bị phụ thuộc vào hàng của mối sỉ nên kiểu dáng bị giới hạn. Có thể mình đang cần mặt hàng này nhưng mối sỉ đó không có, do chưa lấy kịp, chưa về hàng, hoặc đơn giản là gu thẩm mỹ và kế hoạch kinh doanh của họ khác với bạn, dẫn đến khó khăn trong việc bán hàng. Tóm lại, đã ra kinh doanh khởi nghiệp, mình phụ thuộc vào càng ít người càng tốt để luôn chủ động đón đầu thị trường, không bị đẩy vào thế bị động hàng hóa. Ở kho thì hàng hóa cựa kì nhiều và đa dạng, gấp từ 10-20 lần mối sỉ nên bạn có thể tha hồ lựa chọn để đúng với mong muốn của mình.

Xem thêm: Từ A – Z về các Nguồn hàng giày dép tại TPHCM: Tại đây

nen lay nguon hang tu kho
Nên chọn lấy hàng từ kho không qua trung gian

Các kho hàng thường có mạng lưới rộng khắp gom hàng 2hand (Xem thêm: đồ 2hand là gì?) từ các nước về, thường tập kết ở hai địa điểm chính là Thái Lan và Campuchia (Xem thêm: Chợ giày si ở Campuchia) để thuận tiện chuyển về các cửa khẩu Việt Nam. Tất cả hàng thường có nguồn gốc chính từ các nước Âu Mỹ bán cho thị trường châu Á. Hiện tại những kho giày dép có uy tín, sở hữu hết các yếu tố trên ở Việt Nam không nhiều. Ở Tp HCM bạn có thể tìm đến Kho hàng Giày Secondhand .Com Giày dép ở kho được tân trang, vệ sinh sạch sẽ, tiết kiệm nhiều công sức vì nếu bạn ôm một lô hàng về rồi làm từng khâu thì sẽ rất cực và mất thời gian. Nếu bạn không có kinh nghiệm tân trang giày dép từ trước thì có khi còn làm hư hỏng sản phẩm, lợi bất cập hại. Ngoài ra, kho còn về hàng đều đặn, cập nhật mẫu mã mới liên tục. Vì mẫu mã đa dạng là yếu tố hàng đầu lấy hàng ở kho thì bạn sẽ có nguồn châm hàng liên tục, giúp cho sản phẩm cập nhật thường xuyên và khách hàng họ sẽ ủng hộ cửa hàng của bạn lâu dài. Kho cũng có đội ngũ tư vấn khởi nghiệp, sẵn sàng trả lời những thắc mắc của bạn khi khởi nghiệp. Đây thật sự là một yếu tố quan trọng mà hiếm kho hàng nào có.

kho giay seconhand
kho hàng giayseconhand.com ở Tp.hcm luôn được tân trang, sắp xếp sạch sẽ

Nếu bạn có thể đi xa và có kinh nghiệm săn hàng sẵn thì bạn có thể nhập hàng trực tiếp ở những đầu mối lớn như chợ Quảng Châu (Trung Quốc), chợ Chatuchak, chợ Bobae, chợ đêm Suan Lum (Thái Lan). Để yên tâm nhất, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp. Trong trường hợp không thể đến tận nơi để nhập hàng, bạn có thể order qua các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, Taobao, 1688.

Xem thêm: 10 Kho Xưởng Lấy sỉ Giày Dép Uy tín Chất lượng Giá rẻ

Chun b ngun vn

Sau khi tìm được nguồn hàng uy tín, yếu tố kế tiếp không kém phần quan trọng là vốn. Câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm nhất có lẽ là cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh giày dép online? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: hình thức kinh doanh, phân khúc khách hàng, tầm giá sản phẩm

  • Kinh doanh online:

Nếu kinh doanh online, chỉ cần từ 10-20 triệu đồng để bắt đầu kinh doanh giày dép secondhand, chủ yếu là chi phí nhập hàng, chi phí khởi tạo website, chi phí quảng cáo cho fanpage và website.

Nếu bạn bán theo mô hình dropship thì chi phí càng thấp hơn nữa. Nghĩa là bạn không lấy hàng trước, hoặc lấy một lượng hàng ít thôi, có thể là những mẫu mã hot về trước, còn lại khi có lượng khách ổn định order thì mới lấy số lượng lớn. Mô hình này có ưu điểm là an toàn giúp cho bạn trẻ mới khởi nghiệp đỡ bị tồn hàng, đọng vốn, tuy nhiên cũng có nhược điểm trong thời gian đầu là sẽ có lúc bạn không thể tìm hàng mà khách yêu cầu vì kho/mối sỉ không có sẵn hoặc đã hết. Đặc biệt là với những mẫu mã xu hướng. Lúc này bạn có thể điều hướng khách hàng sang những mẫu có sẵn nhưng khả năng chốt được khách thì cũng 50/50, hoặc sẽ chốt được nếu khách dễ tính hoặc bạn bán giá cạnh tranh. Mô hình này đặc biệt phù hợp cho các bạn không có vốn nhiều nhưng có một khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày như dân văn phòng, mẹ bỉm sữa hay sinh viên, có thể bắt đầu từ từ, rồi phát triển dần lên thì tiềm năng cũng rất hứa hẹn.

kinh doanh onl hoac dropship it von
Hình thức kinh doanh onlie chi phí ít hơn, đỡ bị tồn hàng, đọng vốn

Tóm lại để kinh doanh giày dép theo mô hình kinh doanh online bạn sẽ cần chuẩn bị từ 10-20 triệu để bắt đầu. Nếu có ít hơn bạn có thể thử mô hình dropship, đăng bài trước để kiếm khách và nhập hàng về từ từ.

  • Mở cửa hàng giày dép

Nếu mở cửa hàng giày dép để kinh doanh lại là một câu chuyện khác hẳn. Lúc này phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh và đối tượng khách hàng của bạn. Mặt bằng của các cửa hàng kinh doanh giày dép thường rơi vào khoảng từ 15-50 m2. Giá thuê ở các quận trung tâm sẽ dao động từ 6-7 triệu cho đến 20 triệu trung bình. Nếu bạn chọn những địa điểm đẹp như mặt tiền hay ngã tư thì giá thuê sẽ cao hơn nhiều và điều này cũng không cần thiết. Bạn có thể thuê mặt bằng trong hẻm thì sẽ tiết kiệm từ 5 triệu mỗi tháng. Nhưng tốt nhất là nên chọn những nơi đông dân cư hoặc người qua lại càng tốt. Nếu đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên, bạn có thể mở gần trường học, khu kí túc xá. Còn không bạn có thể mở cạnh một cửa hàng giày dép khác, hoặc mở trên những “con đường giày dép” đã có sẵn lượng khách hàng tiềm năng rất đông đảo như Lưu Văn Lang, Hồ Xuân Hương (TP HCM), các con đường cạnh các chợ đồ thời trang mới/cũ nổi tiếng như: chợ Bàn Cờ, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Nhật Tảo, chợ Nghĩa Hòa, chợ Trần Hữu Trang, chợ Nguyễn Tri Phương. Ở Hà Nội thì có phố Hàng Dầu, Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp là những phố giày dép nổi tiếng.

mo cua hang giay dep
Mở cửa hàng giày dép bạn cần phải lên kế hoạch chính xác và chặt chẽ.

Cửa hàng của bạn để ổn định và sinh lời cũng phải cần từ 4-6 tháng trở lên, và thường các chủ mặt bằng cũng hay kí hợp đồng 6 tháng và bắt bạn cọc từ 50%. Chi phí set up, kệ giày, túi đựng, phần mềm thanh toán, ít nhất cũng phải từ 10-20 triệu, tiền nhập hàng đợt đầu ít nhất từ 30 triệu (với dòng giày dép tầm trung từ 200.000), chi phí cho nhân viên bán hàng, nhân viên trông coi xe mỗi tháng, tiền mặt để lấy hàng. Tóm lại để mở một cửa hàng kinh doanh giày dép, dù tiết kiệm đến mấy thì bạn cũng nên dằn túi ít nhất 100 triệu để lấy hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu. Còn nếu bạn có nhà sẵn để kinh doanh thì sẽ bớt được phần lớn gánh năng về chi phí.

Hoch định kế hoch kinh doanh giày dép: phân khúc khách hàng, sn phm, đối th

Trong phần vạch ra kế hoạch kinh doanh này, đầu tiên bạn cần xác định bạn muốn bán sản phẩm gì thật cụ thể và rõ ràng. Đối tượng khách hàng là ai, dân văn phòng, người có thu nhập tương đối đến cao hay là người lao động, học sinh sinh viên có thu nhập thấp hơn.

Nếu định hướng khách hàng của bạn là sinh viên hay những người lao động có thu nhập thấp, chỉ có thể chi một khoản tiền nhỏ nhất định để mua giày dép thì chọn nhập những mặt hàng giày dép có giá trị thấp, không cần quá bền. Nếu nhập số lượng lớn thì có giá ưu đãi hơn.

Nếu định hướng khách hàng tầm trung, có thu nhập ổn định và chú trọng nhiều hơn đến chất lượng thì cần chú ý lựa chọn cẩn thận mẫu mã, có thể mua sỉ theo kiểu tách lô chọn mẫu để có được sản phẩm chọn lọc hơn. Bạn cũng cần nắm bắt xu hướng giày dép hiện tại để nhập hàng những kiểu dáng đang có nhu cầu lớn.

tim hieu khac hang, lua chon phan khuc san pham
Tìm hiểu đối thủ, phân khúc khách hàng và sản phẩm bạn sẽ bán

Sau khi định hướng khách hàng rõ ràng, bạn nên bắt đầu tìm hiểu thị trường và các đối thủ trong tầm giá của mình. Bạn có thể đến các store giày dép hoặc nhắn tin hỏi giá trên các trang facebook cửa hàng giày dép online mà bạn cảm thấy uy tín để trải nghiệm mua sắm thử xem cách thức các cửa hàng hoạt động như thế nào để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân, hoặc search từ khóa liên quan đến mặt hàng giày dép mà bạn bán trên các trang TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, ví dụ “giày nữ”, “giày sneaker nam nữ”, “giày tây nam”, “dép đi biển” và xem các kết quả hiển thị ra để có cái nhìn chung về giá cả thị trường, sau đó lọc ra những kết quả được nhiều người mua nhất để biết các khách hàng chuộng những mẫu giày dép như thế nào.

Xây dng kênh bán hàng và marketing

Kinh doanh giày dép online: bạn có thể xây dựng website facebook hoặc đăng trên các sàn TMĐ

Xây dựng fanpage chuyên nghiệp, bắt mắt sẽ giúp khách hàng ấn tượng với cửa hàng bạn hơn. Bạn cần cập nhật hình đại diện và hình bìa nhìn nét một chút để gây ân tượng ngay khi khách hàng vào trang. Có thể để địa chỉ cửa hàng trên ảnh bìa page luôn để khách vào thấy ngay, cũng như cập nhật đầy đủ thông tin shop.

Bạn có thể xây dựng và bán trên facebook | Cẩm nang kinh doanh giày dép hay
Bạn có thể xây dựng và bán trên facebook | Cẩm nang kinh doanh giày dép hay
Cẩm nang kinh doanh giày dép trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo vv...
Cẩm nang kinh doanh giày dép trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo vv…

Cần duy trì đăng bài thường xuyên, trả lời tin nhắn, bình luận của khách hàng để tăng tương tác cho fanpage, có thể đăng thêm feedback khách hàng đánh giá cao để tăng uy tín cho page.  Với website thì bạn có thể viết bài viết chuẩn SEO, search các từ khóa có lượt tìm kiếm cao đề cập trong bài cũng như đặt các tag tìm kiếm để khi khách hàng tìm thông tin thì sẽ thấy trang web của bạn. Bài viết cần có độ chính xác nhất định và cung cấp được thông tin hữu ích cho khách hàng.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo lập fanpage facebook để bán hàng chuẩn SEO

Nếu không đủ thời gian, công sức hay chất xám để đầu tư nội dung, có thể chạy quảng cáo Google Ads cho website để nhiều khách hàng biết đến bạn hơn. Tuy nhiên rất nên cân nhắc, tính toán giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận để có mức ngân sách hợp lý cho quảng cáo.

Bạn có thể lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Hiện tại Shopee áp dụng mức phí 2% cho các gian hàng đối tác của mình.

Kinh doanh giày dép tại cửa hàng

Sau khi thuê được mặt bằng ưng ý, chúng ta có thể bắt tay vào khâu set up, décor cho cửa hàng phù hợp với định hướng sản phẩm: biển hiệu bắt mắt, dễ nhìn, gương, ghế, máy tính tiền, túi đựng, thẻ tích điểm, voucher giảm giá, và tất nhiên không thể thiếu những chiếc kệ giày phù hợp. Thường thì những loại kệ kim loại như inox, nhôm sẽ khá hợp với các đôi giày thể thao còn kệ gỗ, mica, thủy tinh, sẽ hợp với sandal, cao gót hoặc những đôi giày nữ tính hơn. Bạn có thề chọn một tông màu chủ đạo hợp với phong cách cửa hàng (đen trắng – giày sneaker năng động, tông màu ngọt ngào cho những loại giày dép mang phong cách “Hàn Quốc”, nữ tính), sau đó sơn tường và mua các vật dụng décor như tranh, ảnh, chậu cây hoa, màu kệ cùng tông để tạo sự hài hòa hoặc đối lập để tạo điểm nhấn.

Xem thêm nhiều ý tưởng trưng bày shop giày tại đây: www.pinterest.com/silviagerber/shoes-store-decor/

Trang trí cửa hàng của bạn theo phong cách phù hợp với sản phẩm bạn kinh doanh | Cẩm nang kinh doanh giày dép
Trang trí cửa hàng của bạn theo phong cách phù hợp với sản phẩm bạn kinh doanh | Cẩm nang kinh doanh giày dép

Vận hành và quản lý chặt chẽ, kiểm soát dòng tiền và hàng tồn kho, chú ý chăm sóc khách hàng

Bạn nên có danh sách hàng hóa để cập nhật hàng tồn kho, hàng bán. Điều này rất quan trọng vì hàng giày dép để lâu dễ bị bung keo, xuống cấp không dễ bán được như quần áo. Theo dõi sát sao hàng hóa và hạn chế hàng tồn kho, những mẫu từ 2-3 tháng mà không bán được có thể đem sale, lợi nhuận ít hơn một chút nhưng cũng là chiêu thức kích cầu và quảng bá cho cửa hàng hiệu quả.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet: https://www.kiotviet.vn/

Quản lý dòng tiền, nắm được công nợ, doanh thu, lợi nhuận, khoản chi, lương cho nhân viên (nếu có) giúp bạn điều chỉnh các kế hoạch và chiến thuật bán hàng và có kế hoạch nhập hàng, khuyến mãi hợp lý và hiệu quả. Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ bán hàng giúp công nghệ hóa các thao tác quản lý. Lâu dần khi bạn đã thành thạo mọi thứ thì tạo thành một quy trình hiệu quả nhất dành riêng mà cửa hàng bạn sở hữu, tận dụng được tối đa thế mạnh và thu hút khách hàng nhất.

Chăm sóc khách hàng nhit tình, chu đáo cũng là một điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng cho cửa hàng của bạn bên cạnh sản phẩm. Để bán được sản phẩm, bạn nên nhiệt tình tư vấn, vui vẻ, quan tâm nhu cầu khách hàng, tạo lòng tin cho họ. Khi khách hàng tin tưởng thì họ sẽ tìm đến thường xuyên và thậm chí kéo khách đến cho bạn. Khi đã có nhiều khách hàng mua online, bạn nên kí hợp đồng với một hệ thống thanh toán nhanh gọn, an toàn và một dịch vụ giao nhận hàng uy tín.

Nguồn: Giày Secondhand .Com

Xem thêm:

https://giaysecondhand.blogspot.com/

https://giaysecondhand.weebly.com/

https://giaysecondhand.kinja.com/